I. GIỚI THIỆU

Sứa là loài động vật thân mềm, thuộc lớp nhuyễn thể, xung quanh có nhiều xúc tu dùng để bắt mồi. Trên xúc tua của sứa có chứa chất độc có thể gây ngứa, thậm chí là bỏng da. Khi di chuyển, chúng co bóp dù rồi từ từ đẩy nước ra khỏi lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Cơ thể Sứa trong suốt, 98% cơ thể Súa là nước, thích nghi nhiều nhất ở các vùng biển nhiệt đới trong đó có biển Việt Nam.

HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG VÀ CÔNG DỤNG

Sứa không chỉ được chế biến nhiều móng ăn ngon mà còn được dùng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Trun bình 100g thịt sứa thì có chứa: 12.3gram Protein, 0.1 gram chất béo, 9.5 gram sắt, 3.9 gram đường, 1.32 gram iot, 182 mg canxi. Bên cạnh đó còn chứa B1, B2, phốt phomagie và đặc biệt là collagen – một hoạt chất cực tốt cho da, làm chậm quá trình lão hóa.

Sứa bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cung cấp một lượng collagen dồi dào cực tốt cho làn da, giúp làm chậm quá trình lão hóa, sản sinh thêm nhiều tế bào mới.

Trong Đông y, Sứa chứa vị mặn đặc trưng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể, nếu được kết hợp với các vị thuốc khác nhau thì sẽ trị được nhiều bệnh như táo bón, kiết lỵ ở cả người lớn và trẻ nhỏ, giúp chữa viêm loét dạ dày, trị rôm sảy, dị ứng , hỗ trợ chữa ho đờm, viêm phế quản…

II. CÁCH CHẾ BIẾN

Cách chọn và sơ chế sứa tươi ngon: Bạn nên chọn những con có màu trắng phớt chút hồng, phần thịt rắn chắc.Khi sờ vào không bị dính bết, không thấy có nước chảy ra từ sứa.

Khi mua sứa tưới cần sơ chế kỹ, loại bỏ hết nang chứa độc. Cắt sứa ra từng miếng vừa phải, rửa sạch cho hết nhớt, rồi mang đi ngâm trong nước muối có pha thêm phèn chua ít nhất 3 lần. Mục đích của việc làm này  làm sạch và để giữ nước trong thân sứa, không bị teo tóp.

Cách chọn sứa khô: Là sứa đã được sơ chế làm sẵn, đóng thành gói. Rất tiện cho việc chế biến các món ăn. Chọn sứa có nguồn gốc, xuất xứ, thông tin rõ ràng. Vì những sản phẩm không đầy đủ thông tin có thể là loại sứa biển vẫn chưa được loại bỏ hết hẳn độc tố hay kém chất lượng không tốt cho cơ thể. Khi mua sứa về cần ngâm và rửa với nước sạch nhiều lần. Để ráo nước.

MỘT SỐ MÓN ĂN TỪ SỨA

Nhắc tới sứa là chúng ta hay nghĩ tới món nộm sứa. Nộn sứa là một món ăn mát lạnh, thích hợp trong những ngày nóng bức. Cách làm nộm sứa cũng rất đơn giản, dễ thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị một số những nguyên liệu đơn giản là có thể tự chế biến cho gia đình một đĩa nộm sữa thơm ngon, hấp dẫn, giòn sần sật. Cách làm như sau:

  • Sứa tươi: 1 gói
  • Dưa chuột, cà rốt, hành tây: mỗi thứ 1 củ
  • Xoài xanh: 1 quả
  • Ớt: 1 quả
  • Chanh: 1 quả
  • Tỏi: 1 củ
  • Đậu phộng rang
  • Rau thơm các loại: rau kinh giới, rau húng bạc hà
  • Nước mắm ngon, đường cát trắng.

Cách làm:

Sứa mua về, rửa sạch nhiều lần với nước cho hết vị mặn. Sau đó vớt ra và để ráo.

Cà rốt và xoài xanh, dưa chuột, rửa sạch sắt sợi. Dùng tay vắt nhẹ phần củ quả vừa sắt sợi trên để loại bỏ bớt nước. Để khi trộn món nộn sẽ khô và ngon hơn.

Hành tây, bạn bóc vỏ, đem rửa sạch rồi thái từng lát mỏng, ngâm vào trong một bát nước lạnh trong khoảng 10 phút để giảm bớt mùi hăng. Sau đó vớt hành ra và để ráo.

Tỏi, ớt băm nhỏ. Chanh lấy nước cốt

Rau nêm rửa sạch thái nhỏ.

Làm nước trộn nộm: Nước mắn 2 muỗng, đường 2 muỗng, khuấy cho tan đường, bỏ tỏi, ớt băm nhuyễn và nước cốt chanh ở trên và khuấy đều cho các gia vị hòa tan với nhau tạo thành hỗn hợp nước trộn đồng nhất. Để giúp cho món nộm sứa không bị ra quá nhiều nước trong quá trình trộn, giúp món nộm khô và ngon hơn, bạn hãy đem phần nước trộn nộm này đun trên lửa nhỏ đến khi sánh lại là được.

Sau khi các nguyên liệu đã chuẩn bị xong. Dùng 1 tô lớn, cho sứa và hành tây vào tô trước , dùng 1 phần nước trộn và trộn nhẹ. Tiếp tục cho toàn bộ  củ quả, rau nêm, nước trộn còn lại vào tô và trộn đều.  Cuối cùng thêm đậu phộng rang rồi cho ra đĩa là hòan tất món nộn sứa.

Chúng ta cũng có thể làm nộn sứa với hoa chuối, dưa leo, tai heo, khế chua hoặc đu đủ xanh cũng rất ngon và hấp dẫn.

Ngoài món nộn sứa thì sứa còn chế biến nhiều món như Bún sứa – là món ăn nổi tiếng của khu vực Nha Trang, Ninh Thuận,Vũng Tàu, Quy Nhơn. Hay món sứa xào cần tây, sứa xào sa tế, hoặc đơn giản là lẩu sứa.

Lưu ý khi sử dụng sứa: Bên cạnh những lợi ích mà sứa mang lại cho sức khỏe, vẫn còn tiềm tàng nhiều rủi ro ăn loại sứa này nếu không biết sơ chế đúng cách vì độc tố trong sứa gây hại cho tính mạng người ăn – Cục an toàn thực phẩm Bộ y tế khuyến cáo.

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi ăn sứa biển:

  • Bạn tuyệt đối không dùng nếu sứa chưa được qua chế biến đồng thời các độc tố chưa bị loại bỏ.
  • Trong quá trình tiếp xúc, tránh động chạm đến các xúc tu của sứa vì đó là nơi chứa độc tố nematocyst (loại nọc độc của sứa dùng để phản vệ khi bị vật thể lạ tấn công).
  • Trẻ em thường có sức đề kháng khá yếu chưa được hoàn thiện, do đó không nên cho ăn sứa dù đã chế biến sạch vì để tránh mọi rủi ro có thể gây ngộ độc.
  • Đặc biệt phải luôn nhớ sơ chế sứa bằng ngâm 3 lần nước muối với phèn chua khi sứa chuyển vàng nhạt hoặc hồng thì mới tiếp tục các bước chế biến còn lại.
  • Không phải loài sứa nào cũng có thể ăn được. Cần tìm hiểu kỹ khi tiếp xúc với sứa.

Tại nước ta có 2 loài sứa phổ biến nhưng rất độc là

  • Sứa bắp cầy hay còn gọi là sứa hộp. Có dạng hình hộp, trong suốt hơi ánh xanh, kích thước phổ biến từ 2-20cm chưa kể xúc tua, thường sống trôi nổi nhiều ở vùng biển nước ta. Xúc tu của chúng chứa hàng ngàn nang độc, có thể gây trụy tim dẫn đến tử vong chỉ trong phút chốc. Chính vì vậy khi tắm biển bạn cần phải đặc biệt chú ý đến loài sứa này.

  • Hay sứa lửa có hình dáng mỏng, trong suốt như các loài sứa khác nhưng nọc độc của chúng có nhiều màu hơn như cam, đỏ, tím. Loài sứa này hay lượn lập lờ trên mặt nước nên bạn cũng phải cực kỳ cẩn thận bởi nọc độc cũng mạnh không kém loài sứa bắp cày dẫn tới shock phản vệ.

Có thể bạn quan tâm: Sứa là gì? Tổng hợp các món ngon được chế biến từ sứa

 

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.